Trang

Phụ cấp, tiền thưởng có chịu thuế thu nhập cá nhân, có được tính vào chi phí hợp lý không?

Phụ cấp, tiền thưởng có chịu thuế thu nhập cá nhân, có được tính vào chi phí hợp lý không?  Chi thưởng, chi nghỉ mát, chi hỗ trợ, chi phụ cấp, chi phí đào tạo nhân viên, chi hỗ trợ đi lại có chịu thuế TNCN… Vậy những khoản chi phí này cần những giấy tờ gì để được tính vào chi phí hợp lý khi thuế TNDN

-  Quy định về thuế thu nhập cá nhân TNCN:

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 quy định:


 ( Hình ảnh : Phụ cấp, tiền thưởng có chịu thuế thu nhập cá nhân, có được tính vào chi phí hợp lý không? )
NHƯ VẬY:

A. Hầu như tất cả các khoản tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền hỗ trợ đều là thu nhập chịu thuế TNCN.

B. Chỉ có những khoản phụ cấp sau là được miễn thuế TNCN:

1. Tiền phụ cấp tiền ăn ca không vượt quá 680.000/tháng (Nếu vượt quá thì phần cao hơn sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).
2. Tiền phụ cấp trang phục không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm
- Nếu chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. (Nếu vượt quá sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
(Theo điểm b.2.1 khoản 1 điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

3. Tiền phụ cấp điện thoại không vượt quá mức quy định của DN (Tùy từng chức vụ, cụ thể các bạn phải xây dựng quy chế, nếu vượt quá mức quy định sẽ phải tính thuế TNCN và loại ra khỏi chi phí).



4. Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.
- (Quy đinh về thuế TNDN hiện hành là: Khoản chi này không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN)
(Theo Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư  111/2013/TT-BTC)

5. Tiền phụ cấp thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

6. Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ, làm việc ban đêm ĐƯỢC TRẢ CAO HƠN so với ngày bình thường.
VD: Ngày thường lương là 100.000. Nhưng do làm việc vào ngày nghỉ nên được cộng thêm 300% nữa là 300.000 -> Thì phần 300.000 này được miễn thuế (Chỉ tính 100.000 của ngày làm việc đó)

Lưu ý: Khi nào chi trả cho người lao động các bạn kế toán tại DN nhớ là phải tính thuế TNCN của những khoản này nhé (Kê khai tại thời điểm chi trả nhé, tức là trả vào tháng nào thì phải kê khai vào tháng đó)... Phụ cấp, tiền thưởng có chịu thuế thu nhập cá nhân, có được tính vào chi phí hợp lý không?

III. Cách hạch toán các khoản tiền thưởng, phụ cấp cho nhân viên:

- Khi tính các khoản thưởng cho người lao động.
Nợ TK 642, 641
      Có TK 334

- Khi thanh toán tiền thưởng cho người lao động:
Nợ TK 334, 3335
      Có TK 111, 112

QUY ĐỊNH VỀ THUẾ TNDN:

Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 (Sửa đổi, bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC):
“Điều 4. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng.........toán thuế)
NHƯ VẬY:
Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền hỗ trợ người lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu:

Những khoản chi đó được ghi cụ thể điều kiển được hưởng và mức hưởng tại 1 trong những văn bản sau của DN:

+ Hợp đồng lao động
+ Thảo ước lao động tập thể
+ Quy chế tài chính của Dn
+ Quy chế hưởng do GĐ quy định theo quy chế tài chính của DN.

Những chú ý:

Những khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên thì không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN

Quy định về chi phí trang phục:

+ Nếu chi bằng hiện vật sẽ được tính toàn bộ vào chi phí (nếu có hóa đơn, chứng từ)
+ Nếu chi bằng tiền thì không vượt quá 05 triệu đồng/người/năm.
+ Nếu chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật: Thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vược quá 5 triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ

Quy định về khoản chi phí phụ cấp cho người lao động đi công tác:

+ Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phí phụ cấp cho người lao động đi công tác. DN được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
+ Nếu DN có khoản phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoản.
Bỏ mức khống chế 1 triệu đồng/tháng/người đối với khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.


No comments:

Post a Comment

 

Pageviews last month

Đối tác

Bài viết mới