Chứng từ cần quan tâm: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, quy chế tiền lương của công ty...
(Hình ảnh Mẫu cách làm bảng tính lương hàng tháng trên excel)
Các bạn làm như sauCột "Họ và tên": Bạn đưa toàn bộ người lao động cần được tính lương trong tháng vào đây. Chúng ta chia làm các bộ phận rõ ràng để đến khi hạch toán chúng ta sẽ sử dụng các tài khoản chi phí tương ứng với bộ phận đó.
Cột "Lương chính": Cột này Bạn lấy tại hợp đồng lao động (chú ý thêm về quyết định tăng lương hoặc phụ lục hợp đồng lao động) để đưa mức lương chính của NLĐ vào đây.
Lương chính là lương chưa bao gồm các khoản phụ cấp, bổ sung khác. Có công ty gọi đây là lương cơ bản.
Năm 2016 mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên (Ví dụ ở vùng 1 là 3.500/000 - Theo nghị định 122/2015/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/1/2016) Theo quy định doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, đối với lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề phải được cộng thêm 7% nữa
=> Nếu công ty bạn có thuê có các lao động đã được đào tạo qua từ cấp nghề trở lên thì năm 2016 phải trả thấp nhất: 3,5tr + 7% x 3.5tr = 3.745.000
Để hiểu rõ hơn Bạn tìm hiểu tại đây: Mức lương tối thiểu vung năm 2016.
Trước năm 2016, Các doanh nghiệp thường đóng bảo hiểm trên lương cơ bản trên, Nhưng bắt đầu từ năm 2016 theo Luật bảo hiểm sửa đổi thì tiền lương tham gia bảo hiểm là tiền lương và các khoản phụ cấp. Chi tiết Bạn có thể tìm hiểu tại đấy: Mức tiền lương đóng BHXH năm 2016
Các khoản phụ thường có trong doanh hiểu rõ về các từng khoản:
( Hình ảnh : Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên excel )
Lưu ý: Để chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp phải thể hiện rõ về mức hưởng và điều kiện được hưởng ở 1 trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động, quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thế...
Cột "Tổng thu nhập": các bạn lấy cột lương chính cộng với các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.
Cột "Ngày công thực tế" là số ngày mà người lao động đi làm trong tháng. Các bạn đưa số liệu từ bảng chấm công của tháng tính lương vào cột này.
Cột "Tổng lương thực tế": Là lương tính theo ngày công đi làm thực tế:
Có 2 cách tính như sau:
Cách 1:
Tổng lương thực tế = Tổng thu nhập / ngày công hành chính của tháng X số ngày làm việc thực tế.
Cách 2:
Tổng lương thực tế = Tổng thu nhập / 26 X số ngày làm việc thực tế.
Cột "Lương đóng BH": cột này mục đích để thuận tiện cho việc tính các khoản BH trừ vào lương vào tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Tỷ lệ trích bảo hiểm năm 2016
- Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản trừ vào lương người lao động, nếu ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, kế toán tính theo biểu lũy tiến từng phần, nếu là thử việc thì khấu trừ 10%. Chi tiết xem thêm tại: Cách tính thuế thu nhập cá nhân.
- Thực lĩnh: là số tiền mà người lao động nhận được sau khi các khoản giảm trừ theo lương.
Thực lĩnh = Tổng lương - các khoản trích trừ vào lương - Thuế TNCN (nếu có).
Sau khi các bạn làm xong bảng tính lương này chúng ta trình lên KTT và GĐ để họ ký duyệt.
Bài viết :" Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên excel "
No comments:
Post a Comment