Trang

Hướng dẫn kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, tiền thuế


Hướng dẫn kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, tiền thuế

B. Hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm:

Theo điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014:
“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
 
KẾT LUẬN: Khi phát hiện hóa đơn GTGT viết sai mà 1 trong 2 bên (bán, mua) hoặc cả 2 bên đã kê khai thì phải:

-
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
- Xuất hóa đơn điều chỉnh

Lưu ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015
- Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Hướng dẫn Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm :

Trường hợp 1: hướng dẫn điều chỉnh giảm thuế suất:
 

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% thành 5% của hóa đơn  số 001, ký hiệu TU/12P, ngày 11/03/2016. \ \ \ \
   Cộng tiền hàng:                                                                                        \
Thuế suất GTGT:   .5 %  , Tiền thuế GTGT:                                                 1.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                            1.000.000
Số tiền viết bằng chữ:. Một triệu đồng chẵn.

Trường hợp 2: Hướng dẫn điều chỉnh giảm đơn giá:

VD: Đơn giá thực tế là 12.000.000 nhưng hóa đơn trước lại viết thành 12.200.000 (Như vậy là chênh lệch 200.000, phải điều chỉnh giảm). Hóa đơn này đã kê khai vào tháng 3/2015. Đến tháng 6 mới phát hiện ra và phải viết hóa đơn điều chỉnh như sau:
 

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Điều chỉnh giảm đơn giá của hóa đơn số 0006359, ký hiệu TU/12P, ngày 19/03/2015. Chiếc 10 200.000
(Chỉ ghi số tiền muốn điều chỉnh giảm)
2.000.000
   Cộng tiền hàng:                                                                                        2.000.000
Thuế suất GTGT:   .10 %  , Tiền thuế GTGT:                                                 200.000
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                            2.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu hai tram nghìn đồng chẵn.


Trường hợp 3: Điều chỉnh hoá đơn chiết khấu thương mại:

Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014:
“2.5. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

 

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế máy tính xách tay ACER của các hoá theo bảng kê số …. Chiếc 45 550.000 24.750.000
(Chiết khấu thương mại 5% theo hợp đồng số ... ngày....)
 Cộng tiền hàng:                                                                                    24.750.000
Thuế suất GTGT: 10% , Tiền thuế GTGT:                                             2.475.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                                   27.225.000
Số tiền viết bằng chữ:. Hai mươi bảy triệu hai trăm hai mươi hai lăm nghìn đồng. 

(Hình ảnh: Hướng dẫn kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, tiền thuế )

 Hướng dẫn kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, tiền thuế
Có thể bạn quan tâm :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
SỐ:
-   Căn cứ hợp đồng giao khoán nhân công số: ………………… ký ngày …. tháng …. năm …..
-        Căn cứ bảng thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày …/…/…. đến ngày …/…/…. đã được hai bên thống nhất.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2015, chúng tôi gồm có:
1.     Đại diện bên A (Bên giao khoán): Công ty ………………….
Đại diện      :                                                 Chức vụ:
Địa chỉ        :
Điện thoại   :                                      Fax:
Mã số thuế  :
Tài khoản số:
Tại ngân hàng:
2.     Đại diện bên B (Bên nhận khoán):
  Đại diện bởi :                                     
  Số CMND    :                                        Ngày cấp:                                   Nơi cấp:
  Địa chỉ          :
  Điện thoại     :
  Mã số thuế:
  Tài khoản số :
  Tại ngân hàng:
Hai bên cùng thống nhất giá trị như sau:
(1)     Giá trị được nghiệm thu kỳ này                        :
(2)     Giá trị thu nhập tính thuế = (1)                         :
(3)     Thuế khoán = (2) x 7%                                     :    
(4)     Giá trị giữ lại =(2)*10%                                    :  
(5)     Khấu trừ tạm ứng                                               :   
(6)     Giá trị kỳ trước chuyển sang                              :                
(7)     Giá trị được thanh toán kỳ này =(2)-(4)-(5)+(6):
Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………………………………
Hai bên xác nhận giá trị nêu trên.
Sau khi ký kết biên bản này, không bên nào có quyền yêu cầu thay đổi.
Biên bản này được thành lập 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A




                                   ĐẠI DIỆN BÊN B




No comments:

Post a Comment

 

Pageviews last month

Đối tác

Bài viết mới