Trang

Cho mượn tài sản, hàng hóa có phải xuất hóa đơn không?

Cho mượn tài sản, hàng hóa có phải xuất hóa đơn không? Các doanh nghiệp khi cho mượn Tài sản, hàng hóa thì có phải xuất hóa đơn hay không? Thủ tục và chứng từ gồm những gì?  Văn bản pháp lý nào liên quan?
*Căn cứ:
– Điểm b, Khoản 1, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc lập hóa đơn
– Điều 3 khoản 7 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC)
– Tại khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
– Công văn Số: 72/TCT-ĐTNN ngày 06 tháng 01 năm 2006 V/v: Hóa đơn, chứng từ đối với hoạt động cho vay, cho mượn hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp
– Công văn Số: 4755/CT-TTHT ngày 21 tháng 6 năm 2012 V/v : chính sách thuế Hóa đơn, chứng từ đối với hoạt động cho vay, cho mượn hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp
– Điều 512, Điều 517 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
*Chi tiết tại:
– Điểm b, Khoản 1, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC
– Điều 3 khoản 7 Thông tư số 26/2015/TT-BTC
– Tại khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
Bạn đang theo dõi bài viết: Cho mượn tài sản, hàng hóa có phải xuất hóa đơn không?
*Theo đó:
– Về hóa đơn: Giai đoạn Từ 2014 trở vể trước, hàng hóa cho vay , cho mượn vẫn phải xuất hóa đơn, nhưng không kê khai tính thuế, đối với hóa đơn GTGT dòng tiền thuế GTGT gạch chéo và hợp đồng vay mượn vật tư là chứng từ vận chuyển để lưu thông và để xuất trình với cơ quan thuế địa phương trong kỳ kê khai tính thuế” và cũng là chứng từ để xuất trình khi lưu hàng hóa lưu thông trên đường khi giải trình với cơ quan chức năng khác
Giai đoạn Từ 2014 trở đi doanh nghiệp xuất vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì doanh nghiệp cho mượn và đi mượn không cần phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
– Luật dân sự:
+ Hợp đồng mượn tài sản: “ Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
Theo đó: bên cho mượn là chủ sở hữu đối với tài sản và có quyền định đoạt đối với tài sản cho mượn. Người mượn không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản khi được sự ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu tài sản mới là bên có quyền định đoạt tài sản, bên đi mượn tài sản chỉ có quyền định đoạt (bán tài sản) khi có sự ủy quyền của bên cho mượn, và khi đó giao dịch mượn hàng này sẽ được coi là giao dịch mua bán hàng hóa và sẽ phải xuất hóa đơn , tính thuế GTGT bình thường
*Chứng từ hồ sơ:
– Hợp đồng vay mượn
– Phiếu Xuất kho
– Biên bản bàn giao tài sản
– Biên bản kiểm kê số lượng chất lượng hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản

Bài viết: Cho mượn tài sản, hàng hóa có phải xuất hóa đơn không? - Chu Đình Xinh

No comments:

Post a Comment

 

Pageviews last month

Đối tác

Bài viết mới